CHỐNG THẤM
MÔ TẢ SẢN PHẨM
KKS® WATERBAR là băng PVC đàn hồi, chịu nhiệt được thiết kế để xử lý chống thấm cho khe co giãn và mạch ngừng trong kết cấu xây dựng.
KKS® WATERBAR có đủ dạng V, O và kích cỡ phù hợp yêu cầu kỹ thuật thi công
ƯU ĐIỂM
• Chống thấm ngay khi bê tông bắt đầu đóng rắn.
• Thiết kế có gai theo đảm bảo ngăn thấm hoàn toàn.
• Kháng hóa chất, kháng kiềm tối ưu.
• Tính đàn hồi cao, kháng lão hóa tốt.
• Có nhiều loại phù hợp với từng vị trí của kết cấu.
ỨNG DỤNG
KKS® WATERBAR dùng để chặn nước ở khe co giãn và mạch ngừng trong các kết cấu bê tông như:
• Tường tầng hầm
• Tường chắn
• Dự án thủy lợi
• Bể xử lý nước thải, bể nước ngầm, bể PCCC
• Hồ bơi
• Khe co giãn sàn tầng hầm, sàn nhà xưởng
• Hố thang máy
• Đường hầm, cống
• Hố kỹ thuật
QUÁ TRÌNH THI CÔNG
ĐỊNH VỊ
Định vị Waterbar vào cốt thép nhờ các lỗ nhỏ dọc theo bờ rìa bằng các dây kim loại để cố định, tránh bị chuyển dịch trong quá trình đổ bê tông.
HÀN MỐI NỐI
Dùng dao điện hàn tại công trường.
- Hàn đối đầu: Đốt nóng cùng lúc hai đầu của mối hàn bằng hai mặt của dao hàn khi lớp PVC chảy đều, lấy dao ra và ép chặt 2 mối nối vào nhau giữ chặt cho đến khi mối hàn nguội và dính chặt vào nhau. Kiểm tra lại nếu mối hàn không đạt thì hàn lại.
- Hàn chồng: Đốt nóng cùng lúc hai mặt mối nối khoảng 5cm khi lớp PVC chảy ra, lấy dao ra và ghép 2 mặt được làm nóng chảy với nhau cho tới khi mối ghép nguội hẳn và dính chặt vào nhau.
ĐỐI VỚI MẠCH NGỪNG
Sử dụng KKS® WATERBAR loại V ở chính giữa kết cấu.
Định vị bằng ván khuôn
Phương pháp định vị này cho phép một nửa WATERBAR nhô ra ngoài và phần còn lại sẽ được chôn ngập vào trong bê tông và nó sẽ được cố định bằng các ván khuôn.
Định vị nhờ vào cốt thép cấu tạo
Dùng các dây kim loại liên kết với các thanh thép cấu tạo để định vị để không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông.
ĐỐI VỚI KHE CO GIÃN
Sử dụng KKS® WATERBAR loại O ở chính giữa kết cấu. Băng KKS® WATERBAR loại O có thể định vị bằng ván khuôn 2 phần tách ra. Tuy nhiên khi sử dụng cho khe co giãn phần kết cấu có dịch chuyển thì phần chữ ”O” rỗng không bị che lấp trong bê tông và giúp cho nó có thể co giãn được.
ĐỔ BÊ TÔNG
Đổ bê tông giai đoạn 1
Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra kỹ việc lắp đặt và tại vị trí các mối nối, chỗ uốn, sự khác biệt về cao độ. Băng Waterbar phát huy được hết các tính năng khi cả hai mặt nằm sâu trong bê tông, việc đổ bê tông phải tuân thủ đúng quy trình quy phạm kỹ thuật để tránh bê tông bị rỗ ngay vị trí mạch ngừng thi công.
Cấp phối bê tông có thành phần cỡ hạt của cốt liệu thích hợp, độ sụt của bê tông phải đạt yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế.
Trong quá trình đổ bê tông phải phân bố đều áp lực bê tông hai bên của băng Waterbar để tránh hiện tượng bị gập lại.
Đổ bê tông giai đoạn 2
Cẩn thận khi tháo ván khuôn xung quanh băng Waterbar. Kiểm tra ngay tại vị trí mạch ngừng bê tông có bị rỗ không, nếu có phải sửa chữa. Vệ sinh sạch sẽ phần bê tông rơi vãi trên băng Waterbar do đổ bê tông đợt một để lại. Sau đó tiến hành đổ bê tông cho phần tiếp theo.